Những món ăn đặc sản khi đi du lịch Sapa

28/09/2018 12:03 Chiều

1. Du lịch Sapa thưởng thức món Lợn bản Sapa

Những con lơn được thả hoang thả hoang trong rừng đã rất hiếm vì bây giờ chả còn mấy bản làng ở được gần rừng, mà lại trong rừng tít trên núi cao thì lại càng hiếm lắm. Với các tiêu chuẩn này thì đặc sản lợn Mường Sapa có lẽ còn khó kiếm hơn cả lợn rừng cũng nên. Đặc biệt là khi bạn được ngồi giữa mây núi Sapa, bên bếp lửa hồng với bầu rượu ngô cùng những người bạn hiền thì mới thấy hết cái tinh khôi của rừng tích tụ trong mỗi miếng ăn này.

 

2. Du lịch Sapa thưởng thức món cá suối

Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống… Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

3.  Nấm hương Sapa

Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào… đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.

 

4. Du lịch Sapa  thưởng mức món Bánh ngô “Páu pó cừ”

Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô.

Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.

 

5. Du lịch Sapa thưởng thức món Bánh dầy “Páu plậu”

Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay.

Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm.

Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.

 

6. Du lịch Sapa – thưởng thức món Thắng cố “Cô thăng”

Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.

 

7. Du lịch Sapa – thưởng thức món Thịt sấy “Khăng gai”

Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt Ngựa Trâu, Bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 – 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ.

Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng… Thịt có mùi thơm và bùi.

Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.

 

8. Măng chua “chua cau”

Măng vầu mới nhú được 25 – 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 – 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều.

·Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.

 

9. Đậu xị “Tẩu lư”

Hạt đậu tương xay cùng nước, lọc qua một lớp vải để bỏ bã. Người Mông cho nước đã được lọc vào chảo đun sôi rồi đổ nước chua cho đậu kết tủa. Sau đó ép đậu như công đoạn làm đậu bình thường. Sau đó thái từng miếng bằng bao diêm để vào mẹt để trong mát khoảng 1 tuần cho lên men và mốc đều. Hàng ngày đem ra phơi khô rồi thả vào muối ớt để ăn hoặc cho vào đun. Khi ăn ta thấy có vị đắng, chát, thơm.

Đậu xị có thể để được hàng năm. Đó là món ăn kích thích tốt cho sự tiêu hoá.

 

10. Rau củ Sapa

Rau của Sa Pa bán đi khắp nơi thường là thứ rau tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ Sa Pa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.

 

11. Thịt lợn cắp nách Sapa

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

 

11. Cá tầm, các hồi và các loại đặc sản từ cá khác của Sapa

Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực Sa Pa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của Sa Pa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm!

Thứ hai, phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.