1/ Nhiệt độ:
Thời tiết Châu Âu vào tháng 3 là cuối đông – đầu xuân : trời lạnh. Nhiệt độ trung bình buổi sáng từ 02-05°C, buổi chiều từ 05-15°C tùy từng thành phố ở Châu âu. (sẽ cập nhật khi gần đến ngày đi).
2/ Tiền tệ:
– Quý khách nên đổi sẵn tiền Việt sang €uros tại Việt Nam hoặc có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng VISA và MASTER rất phổ biến tại Châu Âu.
– Tỷ giá hiện nay: 1 €uros tương đương 1,40 USD (có thể lên xuống tùy từng thời điểm).
– Quý khách nên chuẩn bị tiền xu lẻ trong túi để sử dụng các phương tiện công cộng như nhà vệ sinh, các máy bán nước tự động. Nên đổi loại tiền euro mệnh giá nhỏ như : 5 euros ; 10 euros, 20 euros và một số xu lẻ để đi xe điện, mua nước uống, mua card điện thoại.
– Ði tiểu tiện, thường sẽ phải trả 0,50 xu … trừ một số nơi khác được miễn phí ..
– Mang theo máy tính để tính toán tỉ giá khi mua sắm.
3/ Tại Hotel:
– Nếu khách có nhu cầu cần người mang khuân vác hành lý lên phòng hay mang ra xe, v.v …, cần thông báo cho nhà tổ chức càng sớm càng tốt để thông báo Hotel nơi đoàn cư ngụ biết trước để bố trí người. Thường khách phải trả tiền cho mỗi 1 kiện hành lý, giá từ 3 €uros đến 15 €uros tùy theo tiêu chuẩn khách sạn từ 3* đến 5*.
– Quý khách cần lưu ý khi sử dụng mini bar ở khách sạn. Tùy theo hệ thống trang bị hiện đại của từng khách sạn, có những khách sạn có mini bar tự động, quý khách chỉ cần mở mini bar ra và lấy những đồ dùng (như nước, bánh kẹo…) trong tủ ra để xem xong bỏ vô tủ trở lại hoặc không nên nhấn nút lấy các sản phẩm thì quý khách vẫn sẽ bị tính tiền mặc dù quý khách không sử dụng. Do đó quý khách nên hỏi thăm thông tin kỹ càng với hướng dẫn viên ở Châu Âu trước khi sử dụng mini bar ở mỗi khách sạn.
– Ða số các khách sạn đều có dịch vụ PAY TIVI (xem film trả tiền). Nếu không xem đề nghị không bấm nút PAY, nếu bấm nút rồi không xem vẫn phải thanh toán tiền trực tiếp cho Hotel.
– Có những Hotel tại Châu âu không có : Mini bar hay máy lạnh. Tùy theo từng nước hay từng vùng nơi đoàn đi qua. Vì lý do thời tiết mát lạnh quanh năm nên khách sạn không cần thiêt trang bị máy lạnh nên chúng ta không lấy đó làm chuyện lạ.
– Thường máy lạnh tại hotel là hệ thống điều chỉnh trung tâm … không phải máy lạnh cá nhân. Vì lý do tiết kiệm năng lượng tối đa cũng như điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ, thường bị khống chế bởi hệ thống điều khiển trung tâm. Do vậy chúng ta không thể nào xả máy lạnh ồ ạt như những máy lạnh cá nhân. Lưu ý: thỉnh thoảng khách sạn cúp hẳn máy lạnh luôn nếu trời mát …
– Thông thường các hotel không có bàn chải, kem đánh răng & dép mang trong phòng. Do vậy khách cần chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh các nhân như: bàn chải, kem đánh răng, lược, v.v … Khách sạn Châu âu thường chỉ có khăn tắm, xà phòng tắm …
– Sau 21:00 đêm, không được nói lớn tiếng, nhậu nhẹt gây ồn ào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ những phòng khác.
– Trong trường hợp thức dậy sớm, không được la lớn kêu gọi … hoặc đập ngõ cửa tìm kiếm .. bạn đồng hành, vô tình làm gây ồn ào, ảnh hưởng đến giấc ngủ những phòng khác.
– Khách có thể hỏi khách sạn hay thông qua HDV để biết về cách gọi từ phòng của mình sang phòng của người khác mà không cần thiết phải chạy đi tìm … hay đập gõ cửa phòng của bạn đồng hành.
– Khách sạn có quyền từ chối & mời khách ra khỏi khách sạn nếu như gây ồn ào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những phòng khác.
Tóm lại: Cần tôn trọng giữ yên lặng đến những phòng ngủ xung quanh khác.
– Ăn sáng tại khách sạn thường ăn đồ Tây dạng Continental breakfast … thỉnh thoảng đoàn cũng được ăn sáng dạng Buffet, chúng ta nên ăn thử món gì đó mà chúng ta chưa biết … Tránh trường hợp lấy quá nhiều mà ăn không được rồi bỏ dư thừa hoang phí … có khi chúng ta sẽ bị phạt tùy qui định ở mỗi nhà hàng, giá bị phạt sẽ từ 10 €uros đến 25 €uros / 1 người.
4/ Tại nhà hàng:
– Nếu khách có nhu cầu mang rượu hay bia vào nhà hàng uống, cần phải hỏi ý kiến trước HDV địa phương. Nếu nhà hàng thấy được, người ta có quyền từ chối & cấm khách mang rượu, bia vào hoặc Nhà hàng có quyền yêu cầu khách phải thanh toán trả trực tiếp tiền khui bia hay rượu với giá rất đắt đỏ so với Việt nam.
– Giá khui 1 chai rượu trung bình dao động từ 10 €uros đến 25 €uros tùy loại ruợu khách uống hay tùy nhà hàng sang trọng hay thường mà đoàn đang ngồi.
– Thông thường các nhà hàng bán bia hay rượu thường bắt buột phải có giấy phép “License” do chính phủ cấp. Nếu không có giấy phép này thì không được bán hay khách được dùng ở trong nhà hàng … Do vậy, chúng ta cần hỏi HDV địa phương trước khi mang rượu bia vào nhà hàng.
– Trẻ dưới tuổi vị thành niên 18 tuổi cũng không được phép dùng bia rượu trong các nhà hàng hay các quán Bar.
– Tóm lại: nên hỏi HDV địa phương khi khách có nhu cầu sử dụng hoặc cần kín đáo khi mang rượu bia vào nhà hàng uống … Không nên quá lộ liểu … nếu như tránh phải trả thêm phí “khui rượu – bia”.
– Các bữa ăn tại nhà hàng Châu âu: thường mất ít nhất từ 1h30 đến 2h cho 1 bữa ăn Âu là chuyện hết sức bình thường … do vậy chúng ta cũng không nên lấy đó làm lạ vì đó là phong cách ăn uống của người Châu âu. Người ta thường phục vụ cho từng món ăn một, hết món này rồi mới dọn lên món khác không dọn lên ào ạt như tại các nhà hàng Châu Á. Ðiều cần đặt biệt lưu ý là cả đoàn ăn hết món đó rồi và cả đoàn đều ngưng dùng dao, nĩa v.v… thì đến lúc đó người ta mới phục vụ mới dọn món ăn tiếp theo .. Nếu vẫn còn người nào đó trong đoàn vẫn còn ăn thì người ta vẫn chưa dọn dẹp bàn cho đến khi cả bàn ngưng hết rồi thì họ mới phục món khác ra… Nghĩa là họ phục vụ cho cả đoàn cùng một lúc, chứ không có phục vụ cho từng người một …
– Khi gọi bồi bàn phục vụ trong nhà hàng hay tại khách sạn, thường chúng ta chỉ cần giơ tay lên là họ sẽ thấy & sẽ chạy đến ngay … Cần tránh : kêu la hét hay búng tay khi gọi bồi bàn …, đó là điều tối kỵ hết sức với người Âu Mỹ. Khách nên nhờ HDV địa phương giúp đỡ khi cần gọi hay có nhu cầu cần giúp đỡ …
5/ Xe BUS:
– Tài xế ở các nước phát triển, nhất là tại Châu âu … thường làm việc 10h / 1 ngày, tối đa là 11h & bắt buộc tài xế phải ngủ – nghỉ ngơi tối thiểu 12h / 1 ngày. Vì có hệ thống kiểm soát trên xe, nên Cảnh sát Giao thông các nước Châu âu gần như kiểm soát hết sức dễ dàng.
– Vì lý do các khu du lịch quá đông người & xe du lịch ra vào, nên tại các thành phố cổ ở các nước Châu âu, khách thường phải đi bộ rất nhiều …
– Khác với luật giao thông của các nước Châu á, xe Bus thường đổ khách xuống 1 nơi & rước khách lên tại 1 điểm khác.
– Khách cần phải tập trung đông đủ tại điểm hẹn, rồi xe mới chạy đến đón. Tuyệt đối xe Bus không được dừng quá lâu …., như vậy bị phạt rất nặng. Thả khách xuống hay đón khách lên là xe Bus phải chạy rời bến ngay. Vì tránh tình trạng ùn tắt xe tại những nơi cao điểm hay mật độ xe qua lại quá nhiều, do vậy khách phải chờ xe, chứ không phải xe chờ khách … khác với luật giao thông của các nước Châu Á hoàn toàn.
– Trong trường hợp Tài xế làm việc quá giờ hay ngủ, nghỉ ngơi không đủ để đảm bảo sức khỏe của mình nhầm đảm bảo an toàn giao thông & tính mạng cho hành khách trong quá trình đi lại nên Cảnh sát Châu âu kiểm tra hết sức chặt chẻ … & phạt rất nặng, thậm chí giam cả xe lại & đuổi khách xuống ..v.v…
– Tóm lại: chúng ta cần phải tuân thủ luật giao thông tại Châu âu, cũng như giờ giấc đi lại với sự nhắc nhở của HDV địa phương.
6/ Ðiện & điện thoại:
– Châu Âu sử dụng điện 220 Volt, 50 Hz.
– Ðiện thoại: có thể gọi tại khách sạn nhưng giá cước mắc gấp 3 lần so với ở bên ngoài. Quý khách có thể mua thẻ ở bên ngoài bán tại các cửa hàng bán thuốc lá “Tabac”, các cửa hàng siêu thị nhỏ của Tây hoặc các cửa hàng bán lẻ thực phẩm, văn hóa phẩm của người Châu Á… để gọi qua cabin điện thoại công cộng. Hoặc nếu quý khách nào có đem theo điện thoại di động thì có thể mua sim card để sử dụng hoặc roaming ở Việt Nam để sử dụng điện thoại di dộng của mình tại Châu Âu. Mỗi thẻ chỉ có thể sử dụng cho tại 1 nước nơi mình mua thẻ.
– Hệ thống gọi điện thoại bằng tiền xu đã không còn phổ biến ở Châu Âu.
7/ Thời gian:
– Giờ Châu Âu hiện tại đi sau Việt Nam 5 tiếng (giờ mùa hè) & 6 tiếng (giờ mùa đông).
8/ Cư xử:
– Không xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm. Không vứt tàn thuốc, nhả bã kẹo cao su, khạc nhổ bừa bãi …tại những nơi công cộng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 50 – 8.000 €uros tùy theo mỗi quốc gia.
– Xếp hàng thứ tự tại các quầy làm thủ tục XNC, quầy đổi tiền, quày vé, quầy tính tiền, hay nơi mua bán hàng hoặc nơi chờ bus, taxi, toilet công cộng …v.v…
– Khi qua đường phải đi đúng vạch dành cho người đi bộ hoặc dùng hầm chui hay cầu vượt.
– Không nên nói lớn tiếng tại những nơi công cộng như tại : Hotel, nhà hàng, trên toa xe lửa, v.v…
– Không nên ợ (nấc cụt) trong các bữa ăn, đó là điều tối kỵ của người Châu âu.
– Người Châu âu thường chào “Hello” hay “Hi” khi gặp nhau trong thang máy hay ngồi cùng bàn ăn. “Xin vui lòng – Please” hay “cám ơn – Thank you” hoặc “Xin lỗi – Sorry” là việc thường hay nghe khi cần sự giúp đỡ hay mua bán, giao dịch hàng ngày của người Châu âu.
9/ Vật dụng mang theo:
* A. Áo quần – Giày dép:
– Mùa Ðông: nên mang mũ len, găng tay, khăn choàng cổ, áo quần, giày mùa đông .v.v … phải đủ ấm vì thường xuyên đi ra ngoài trời nhiều …
– Mùa hè: nên mang theo 1 áo khoác mỏng, khăn choàng cổ mỏng nếu có
– Nên mang giày thể thao, sandal, giày nhẹ đế thấp bằng thoải mái, tránh mang guốc cao nhọn …vì rất bất tiện khi phải đi bộ nhiều ở Châu Âu, nhất là mùa hè.
– Không nên mang theo quần áo, valy, túi xách, bóp, giầy, đồng hồ, kính mát… là hàng nhái, hàng giả của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Louis Vuiton, Gucci, Chanel, Lacoste, Ecco, Guess, Valentino, Puma, Adidas,Nike…vì nếu bị phát hiện sẽ bị phạt rất nặng tại các sân bay quốc tế Châu Âu hoặc tại biên giới các nước.
* B. Phim ảnh:
– Nên mua phim chụp hình, băng quay video, card chụp hình kỷ thuật số, pin dự trữ ở Việt Nam để mang theo vì nếu mua ở Châu Âu giá khá mắc.
* C. Phích cắm nối ở ổ điện:
– Ổ cắm điện ở Châu Âu thường là 2 chấu tròn. Nên cần chuẩn bị mua phích cắm nối sẳn tại Việt nam vừa rẻ để cần khi sạc pin điện thoại di động, máy chụp hình hay máy quay phim. (Ðầu vào dẹp – Ðầu ra phải là chấu tròn)
* D. Thuốc dùng cá nhân:
– Nên trang bị túi thuốc cá nhân gồm các loại thuốc đặc trị cho bệnh của quý khách.
* E. Vật dụng khác:
– Mang theo vật phẩm, đồ dùng cá nhân như: bàn chải răng, kem đánh răng, lược, nón, dù (ô), dầu gió…
10/ Những điều lưu ý khác:
– Tại các nước Châu Âu tình trạng móc túi, cướp giựt giỏ xách…rất phổ biến và thường xuyên vì vậy quý khách phải cẩn thận về tư trang, giấy tờ hộ chiếu, tiền bạc, giỏ xách ở nơi công cộng. Về nữ trang không nên đem theo nhiều khi đi du lịch. Tiền nên đựng vào túi riêng và để trong người.
– Quý khách không để tiền, tư trang quý giá, hộ chiếu.. trong phòng. Nếu mất khách sạn sẽ không bồi thường.
– Các vật dụng trong phòng nếu mất phải bồi thường theo giá của khách sạn qui định.
– Tại Châu Âu, quý khách có thể uống nước máy ở bất kỳ nơi nào. Ðể tiết kiệm, quý khách có thể dùng chai để hứng nước uống. Giá nước đóng chai tại Châu Âu khá mắc tùy theo nhãn hiệu. Tuy nhiên nếu mua nước suối tại siêu thị thì giá rẻ gấp từ 3 đến 4 lần so với giá bán lẻ bên ngoài.
– Nên mang theo name card của khách sạn phòng khi bị thất lạc.
– Tại Châu Âu đa số các điểm tham quan đều phải đi bộ rất xa vì hầu như tại các thành phố lớn & các thành phố cổ ở Châu Âu đều không cho phép xe du lịch vào trung tâm nên quý khách sẽ phải đi bộ rất nhiều. Ðôi khi nếu cần phải sử dụng cả hệ thống giao thông công cộng như : Métro, Subway, Train, bus, v.v…
– Mỗi người được phép mang 2 chai rượu & 2 cây thuốc lá mang vào Châu âu. Nên mua tại Việt nam rẻ hơn khi mua tại Châu âu. Giá 1 gói thuốc lá / 5 euros.
– Thứ tự các điểm tham quan cũng như khách sạn, nhà tổ chức có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, nhưng các khách sạn sẽ là tương đương vẫn đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn qui định và tổng số điểm tham quan vẫn không thay đổi so với chương trình đã đưa ra.
– Với mọi trường hợp bất kỳ lý do gì trong thời gian đi tham quan du lịch một hay nhiều thành viên của đoàn khách (Bên A) tự ý cắt ngắn, bỏ tour, tách đoàn không thực hiện trọn vẹn hoặc từ chối đi, tham quan, ăn uống theo đúng chương trình tour (chương trình chi tiết đính kèm), thì bên A không có quyền khiếu nại, đòi bồi hoàn chi phí.
– Tiền TIP bắt buộc tối thiểu là : 5 €uros / 1 ngày / 1 người …