Một số lễ hội nổi tiếng của miền Bắc trong dịp du xuân Ất Tỵ 2025:
Hội Lim, Bắc Ninh
Ngày 12, 13 tháng Giêng, khách thập phương lại nô nức trảy Hội Lim (huyện Tiên Du). Lễ hội là không gian văn hóa đặc sắc nơi du khách hòa mình vào những làn điệu Quan họ của các liền anh, liền chị.
Lễ rước là một hoạt động quan trọng và tiêu biểu của hội Lim. Lễ rước nước, rước kinh dược sư khai hội: trước ngày hội chính, ngày 10 và 11 tháng giêng, nhân dân cùng các tăng ni tín đồ Phật tử trong tổng, làm lễ lấy nước từ giếng công đổ vào chóe sứ, sau đó rước lên chùa Lim tẩy rửa tượng phật và làm lễ gia quan. Lễ rước nước, rước kinh dược sư cầu mong trời phật phù giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngường dân gian với phật giáo. Lễ rước sắc, nghinh thần ở Đình Cả.
Lễ hội chùa Bái Đính, Ninh Bình
Dù mùng 6 Tết mới khai hội, Lễ hội chùa Bái Đính đã đón đông đảo người dân, du khách và Phật tử từ chiều mùng 1 tết. Lễ hội này kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch.
Lễ hội chùa Bái Đính sẽ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và bà chúa Thượng Ngàn được rước từ khu chùa cổ ra khu chùa mới. Tiếp đó là phần hội, bao gồm các trò chơi dân gian, ngắm cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật truyền thống…
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh sẽ diễn ra trong khoảng một tháng, bắt đầu từ ngày 4.2.2024 – 6.3.2024 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 26 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đáng chú ý, ngày 12 tháng Giêng là ngày giỗ Bà Chúa Kho, nhân dân địa phương tổ chức lễ tưởng niệm công lao to lớn của Bà.
Bà Chúa Kho là người có công gìn giữ, bảo quản kho lương của triều đình nhà Lý ở vùng núi Kho trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược vào năm 1077. Trước đây, khu vực này là ngôi miếu nhỏ, gọi là miếu Cô Tiên. Đến thời Lê Trung Hưng, miếu được tu bổ và mở rộng thành ngôi đền lớn, nhà Lê đã phong thần cho bà là “Chủ khố linh từ”.
Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định
Lễ hội Khai ấn đền Trần Nam Định 2024 diễn ra từ ngày 20 đến 25.2 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng).
Như mọi năm, Lễ Khai ấn diễn ra vào đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Ngày 11 tháng Giêng (20.2) tổ chức lễ rước Kiệu Ngọc Lộ; ngày 12 tháng Giêng (21.2) tổ chức lễ rước Nước, tế Cá.
Ngày 14 tháng Giêng (23.2): từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn, từ 23h15 thực hiện nghi lễ Khai ấn.
Lễ hội chùa Hương, Hà Nội
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm Âm lịch. Ngày khai hội Chùa Hương thường vào mùng 6 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 Âm lịch.
Vào dịp Tết Giáp Thìn năm nay, Chùa Hương sẽ chính thức khai hội từ 15.2 (tức mùng 6 tháng Giêng) tại Sân chùa Thiên Trù – Chùa Hương.
Để tạo thuận lợi cho người dân và du khách về lễ hội, ban tổ chức năm nay tiếp tục mô hình bán về điện tử. Đổi mới công tác điều hành vận chuyển khách, thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương vận chuyển thuyền.
Từ đó, điều hành vận chuyển khách đi thuyền, đò theo thời gian quy định xuất bến tại bến ngoài để đảm bảo an toàn cho du khách. Từ thứ 2 đến thứ 6, thời gian thuyền, đò vận chuyển khách từ 5h đến 20h. Thứ 7 và Chủ nhật, thời gian vận chuyển khách từ 4h đến 20h.
( Tổng hợp : Nguồn Internet)
=================================